5년간 베트남과 함께한 김재천 영사는 베트남은 고향과 같으며

베트남의 꿈

1986년 고등학교를 졸업하고, 김재천 영사는 한국외국어대학교 베트남어과에 진학하기로 결정했다. 친한 친구들은 이 결정을 의아하게 여겼다. 아직까지 베트남은 전쟁의 상처가 아물지 않은, 가난하고 낙후된 나라라고 여겨졌기 때문이다. 당시 한국의 젊은이들은 주로 일본어나 중국어를 배우려는 사람이 많았다. 그러나 당시 기독교 목사님이었던 아버지는 그에게 이렇게 충고하곤 했다. “그 곳은 너를 필요로 하는 곳이다. 나는 너와 그 곳을 위해 항상 기도할 것이다.”

호 응웬 타오 기자 제공

대학교를 졸업하고, 김재천 영사는 당시 한국 청년들의 꿈의 직장이었던 삼성에 입사하였다. 그러나 입사 1년 후 베트남으로 가겠다는 원래의 꿈을 이루기 위해 퇴사를 결정했다.

김재천 영사가 처음 베트남에 온 것은 1992년 5월, 고밥(Go Vap)에 위치한 한국의 한 작은 회사 업무를 위해서였다. 당시 베트남에 대한 이미지는 좋지 못했다. 호치민시에 위치한 대한민국 총영사관의 사무실에 앉아, 김재천 영사는 당시 호치민시의 기억을 떠올렸다.

김재천 영사의 기억에 따르면, 당시 호치민시는 어느 집이던 비밀스럽게 철문이 달려 있었고, 지금과 같은 유리창은 볼 수 없었다. 벽을 페인트칠하기 위해 빗자루를 사용하고, 지금과 같이 NIPPON페인트와 롤을 사용하지도 않았다. “하지만 그때에도 지금처럼 큰 홍수는 있었어요. 우기에는 바탕하이(Ba Thang Hai)거리에 나가기가 무서울 정도였죠.”

하지만 낙후한 베트남의 현실도 김재천 영사의 베트남에 대한 꿈을 버리게 하지는 못했다. 1992년 2월, 베트남과 한국은 외교관계를 맺었다. 이듬해, 김재천 영사는 외교부 시험을 봤다. 당시에 외교부에는 그의 베트남어 실력을 검증할 수 있는 사람이 없었다. 김재천 영사는 말했다. “그들은 저를 가르쳤던 교수님께 테스트를 부탁할 수 없었어요. 객관성을 위해, 그들은 당시 최초의 베트남 대사였던 응웬 푸 빈(Nguyen Phu Binh)대사의 부인에게 테스트를 부탁했죠.”

호 응웬 타오 기자 제공

1995년, 김재천 영사는 대한민국 총영사관의 교육,체육,문화 담당 영사로 베트남 땅을 다시 밟았다. 그때의 베트남은 이전과는 또 달랐다. 김재천 영사는 말했다. “길에는 더 많은 오토바이들이 있었어요. 택시도 등장했는데, 최초의 택시는 비나선 택시였어요. 한국 회사들의 베트남 투자로 인해 많은 변화가 나타났죠.”

자식들에게도 베트남 사랑을 가르치다

김재천 영사는 매일 오전6시에 일어난다. 두 아들과 아침식사 후 학교에 보낸다. 그 후에야 김재천 영사는 1군에 위치한 영사관으로 향한다.

베트남에 있는 100.000명이 넘는 한국 교민들은 늘 여러가지 문제를 겪는다. 이 외에도 한국에서 살고 있는 100.000명이 넘는 노동자들과 60.000명의 베트남 신부들의 문제도 있다. 김재천 영사는 한베 외교관계 수립 25주년 기념이 가장 중요한 시점이라고 말했다. 한국 사람은 베트남 사람과 같이 감정이 풍부하다. 베트남 전쟁에 참전했던 한국 군인들의 역할은 과거가 되었다. 우리는 지금 새로운 협력 관계를 시작하고 있다.

호 응웬 타오 기자 제공

김재천 영사는 가능하다면 은퇴할때까지 대한민국 외교부에서 계속 일하고 싶다고 밝혔다. 그 후에, 그는 노년을 베트남에서 즐길 것이다. 만약 외교부에서 계속 일하지 않는다면 그는 호치민시 사범대학교 혹은 껀터대학교 한국학 센터에서 일할 것이다.

2012년 양국의 외교 관계 수립 20년을 기념하여 김재천 영사는 호치민시 인민위원회에서 감사장을 받은바 있다. 2017년 8월 초에는 베트남 우호연맹에서 그에게 기념증을 수여할 계획이다. 그러나 김재천 영사는 그가 받은 가장 값진 선물은 따로 있다고 말했다. “아버지께서 돌아가실 때 아무런 유산을 남겨주지 않으셨어요. 그러나 베트남은 아버지께서 제게 주신 가장 큰 선물입니다. 나 또한 두 아들에게 선물을 주고 싶어요. 아들들에게 앞으로 어디를 가던, 어느 나라에서 살던 매년 제 고향과도 같은 베트남으로 아버지를 찾아오라고 당부했어요.”

기사 원문

Lãnh sự Kim: 1/4 thế kỷ thủy chung cùng nước Việt

TĐO - Hai mươi lăm năm gắn bó với Việt Nam, lãnh sự viên Hàn Quốc Kim Jae Chon nói Việt Nam như là quê nhà và là món quà quý giá nhất mà ông được trao tặng…

Lãnh sự viên Hàn Quốc Kim Jae Chon . Ảnh Thanh Nhã

Giấc mơ Việt Nam

Tốt nghiệp phổ thông, năm 1986, cậu thanh niên Kim Jae Chon chọn thi vào Khoa Tiếng Việt của Đại học Ngoại ngữ Hàn Quốc. Bạn bè và người thân ngỡ ngàng bởi trong mắt mọi người đó là đất nước nghèo khó và lạc hậu, chưa thoát khỏi ám ảnh của cuộc chiến. Hàn Quốc lúc đó đã là một trong những con rồng châu Á vươn mình trỗi dậy. Giới trẻ Hàn Quốc chỉ muốn học tiếng Nhật và tiếng Hoa. Nhưng ba của Kim – một mục sư Tin lành – đã luôn khuyến khích và động viên: “Đó là nơi con cần đến. Ba sẽ luôn cầu nguyện cho con và nơi đó…”

Ra trường, Kim vào làm việc tại tập đoàn Samsung – nơi làm việc mơ ước của bao thanh niên Hàn. Nhưng Kim chỉ làm việc được một năm và quyết định thực hiện giấc mơ của mình: đến Việt Nam!

Tháng 5/1992, lần đầu tiên Kim đến TP.HCM theo thỏa thuận làm việc cho một công ty nhỏ của Hàn Quốc trên đường Nguyễn Thái Sơn ở Gò Vấp. Hình ảnh Việt Nam lúc đó thật tệ hại. Ngồi trong văn phòng của Tổng lãnh sự quán Hàn Quốc tại TP.HCM, lãnh sự Kim nhớ lại những kỷ niệm của Sài Gòn thời đó. Ông nói bằng tiếng Việt: “Giống như thời nguyên thủy, lạc hâu vô cùng. Đứng trước Bến Nhà Rồng nhìn về Thủ Thiêm mà cứ ngỡ mình đang ở một vùng quê hẻo lánh nào đó. Bên kia sông là nhà ổ chuột. Đường phố lúc đó chỉ có xe đạp và rất ít xe máy…”

Hồi đó, trong hồi ức của lãnh sự Kim, người dân không có tủ lạnh mà xài, không đi siêu thị. Nhà nào kín đáo lắm thì có cửa kéo sắt, không có cửa kính như bây giờ. Người dân sử dụng chổi để quét vôi tường, không dùng con lăn với sơn nước Nippon như giờ. Ông Kim cười: “Nhưng hồi đó thành phố cũng ngập dữ lắm, như bây giờ thôi. Đi trên đường Ba Tháng Hai vào mùa mưa là sợ lắm…”

Nhưng một Việt Nam lạc hậu vẫn không làm anh thanh niên Kim từ bỏ giấc mơ Việt Nam.

Tháng 12/1992, Việt Nam và Hàn Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao. Năm sau, Kim thi vào Bộ Ngoại giao Hàn Quốc. Lúc đó, không có một viên chức ngoại giao Hàn Quốc nào có thể kiểm tra khả năng tiếng Việt của anh. Kim kể: “Họ không thể nhờ giáo sư dạy cho anh để kiểm tra anh. Để khách quan, bên bộ nhờ phu nhân của Đại sứ Nguyễn Phú Bình – đại sứ Việt Nam đầu tiên.”

Năm 1995, Kim trở lại Việt Nam nhưng với thân phận là viên chức lãnh sự phụ trách văn hóa, giáo dục và thể thao tại Tổng lãnh sự quán Hàn Quốc. Thành phố lúc này đã khác trước. Ông nói: “Đường phố nhiều xe máy hơn. Xe taxi đã xuất hiện mà Vinasun là hãng đầu tiên. Đầu tư của các công ty Hàn Quốc vào Việt Nam có sự chuyển biến đáng kể.”

Anh thanh niên Kim Jae Chon trong những ngày đầu đến TP.HCM năm 1992. Lúc đó, ngoài đường chỉ có xe đạp và vài xe gắn máy, ít thấy bóng dáng xe hơi

Sự ngẫu nhiên và món quà vô giá…

Hằng ngày, anh viên chức trẻ đến cơ quan làm việc bằng xe đạp. Người bảo vệ tại tổng lãnh sự quán lại là cháu của ông chủ nhà mà Kim thuê trên đường Phạm Văn Hai. Lãnh sự Kim nói: “Mọi cái ngẫu nhiên thật bất ngờ. Tôi thuê nhà ở số 107 Phạm Văn Hai, Tân Bình thì cơ quan ở 107 Nguyễn Du, Q1. Cũng không nghĩ mình sẽ gặp lại người thân của ông chủ nhà ở lãnh sự quán…”

Sự tình cờ ngẫu nhiên không dừng lại đó. Năm 1998, Kim tham gia vào quá trình xây dựng trường học cho con em của cộng đồng Hàn Quốc tại TP.HCM. Vợ tương lai của Kim là cô giáo dạy tiếng Hàn tại đây. Năm 2001, cả hai làm đám cưới và đưa nhau về Hàn Quốc theo nhiệm kỳ công tác của Kim. Rồi Kim quay lại Hà Nội làm việc, rồi trở lại Hàn Quốc và từ năm 2010 Kim chính thức làm việc tại TP.HCM. Ông Kim kể: “Tôi về nhà lúc bốn giờ sáng. Cảm giác nôn nao lắm, như trở về nhà. Sáng sớm đã bắt xe đến nhà hàng Tân Hải Vân trên đường Nguyễn Trãi để ăn bằng được món mình thích – hủ tiếu xào bò…”

Hồi Kim mới đến Việt Nam tóc dày và mượt. 25 năm sau, giờ đầu Kim lãnh sự không còn tóc. Nhưng tình cảm của Kim lãnh sự với Việt Nam ngày càng dày và sâu đậm hơn. Kim ăn gì cũng được, từ nặng mùi như mắm tôm đến các món cuốn có rau sống cần sự khéo léo của người ăn. Cái gì Kim cũng nhuyễn. Ông Kim sử dụng tiếng Việt tế nhị và giàu tình cảm. Xưng anh gọi em nếu người đối diện nhỏ tuổi hơn, nhưng một hai cái gì cũng “dạ”. Ông cười: “Nó thấm vậy rồi, làm sao được…”

Câu chuyện đang vui thì Kim lãnh sự bỗng nghẹn lời khi nhắc đến cha mình. Ông nói: “Ba tôi mất 2011. Ngày ba mất tôi nhận ra rằng ba đã trao cho tôi một món quà vô giá. Đó là Việt Nam! Nếu không có sự khích lệ và hỗ trợ của ba thì tôi đã không chọn học tiếng Việt và gắn bó với Việt Nam!”

Ông lãnh sự Kim với gia đình. Ông dạy hai con trai: “Sau này lớn lên, dù làm gì hay ở đâu thì mỗi năm phải về thăm ba mẹ ở Sài Gòn”

Dạy con yêu Việt Nam…

Hằng ngày, ông Kim thức giấc 6 giờ sáng. Cùng vợ lo ăn sáng cho hai con trai xong thì đưa con đi học. Sau đó thì ông Kim lãnh sự đến cơ quan ở Q1.

Cộng đồng Hàn Quốc hơn 100.000 người tại Việt Nam luôn cần có nhiều việc cần giải quyết. Tương ứng với điều đó là hơn 100.000 lao động Việt và 60.000 cô dâu Việt đang sinh sống và làm việc tại Hàn Quốc. Ông Kim nói kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt – Hàn là thời điểm bận rộn nhất… Người Hàn Quốc phong phú tình cảm, giống như người Việt. Vai trò của quân đội Hàn Quốc trong cuộc chiến tại Việt Nam giờ đã là quá khứ. Chúng ta bước sang một giai đoạn hợp tác mới!

Lãnh sự Kim nói nếu được thì ông sẽ tiếp tục làm việc ở Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho đến khi về hưu. Sau đó, ông sẽ vui hưởng tuổi già tại Việt Nam. Nếu không làm việc ở Bộ Ngoại giao thì ông sẽ làm việc ở Trung tâm Hàn Quốc học tại Đại học Sư phạm TP.HCM hay Đại học Cần Thơ – nơi ông đã góp công lớn trong việc hình thành.

Gắn bó với Việt Nam, ông Kim đã được UBND TP.HCM trao tặng bằng khen nhân dịp 20 năm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 2012. Sắp tới, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO) sẽ chính thức trao tặng kỷ niệm chương cho ông vào cuối tháng 7 hay đầu tháng 8/2017. Nhưng với ông, món quà mà ba ông trao tặng là lớn nhất. Ông nói: “Khi mất, ba không cho tôi tài sản gì cả, nhưng Việt Nam là món quà quý nhất mà ba tặng. Tôi muốn tặng lại món quà cho hai con trai của mình. Tôi dặn các con dù sau này có đi đâu hay làm công dân của nước nào thì mỗi năm phải về Sài Gòn để thăm cha, thăm quê hương của mình!”

Hồ Nguyên Thảo

 

주요기사
 
저작권자 © 문화뉴스 무단전재 및 재배포 금지